- Chị có quan điểm thế nào về việc mời hoa hậu, người nổi tiếng làm vedette của các nhà mốt?
- Tôi nhớ Giám đốc Marketing từng tiết lộ tiêu chí của Victoria's Secret khi chọn người mẫu là phải có sức hút về thương mại. Vì vậy không quan trọng việc bạn là hoa hậu, ngươi nổi tiếng hay chỉ là người mẫu ít tên tuổi, quan trọng là khi xuất hiện, bạn phải gây được ấn tượng và giúp nhà mốt bán đắt hàng. BALMAIN siêu cấp Khi Trần Hùng nói chuyện với tôi, bạn ấy nói không cần người nổi tiếng hay hot Tiktoker mà cần những người giúp bạn ấy tiếp cận được tệp khách VIP, thu hút những người cùng tầng lớp mua hàng. Theo tôi, chẳng nhà thiết kế nào làm đồ chỉ để cho vui mà giá trị sau cùng vẫn phải là bán được sản phẩm. Hình ảnh của tôi từ trước đến nay vẫn luôn gắn với những món đồ hiệu như Balmain, Alexander McQueen... nên chắc chắn để khen Trần Hùng như vậy hẳn phải có lý do.
Bản thân tôi khi diễn cho bất cứ nhà thiết kế nào, tôi cũng chú trọng việc phong cách của hai bên phải phù hợp với nhau và tôi có thể mang lại giá trị nhất định cho thương hiệu. Tôi không ủng hộ họ bằng cách mua đồ vì thực ra mua một - hai bộ, nhiều nhất cũng chỉ trăm triệu đồng, không phải là con số lớn. Tôi muốn hướng đến việc sau khi mình mặc xong, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến và giúp nhà thiết kế kiếm được tiền tỷ. Thực tế, có nhà thiết kế bán được mấy chục bộ đồ, giá cả nghìn USD một bộ, sau khi tôi diễn. Vì vậy mỗi năm dù có lời mời, tôi cũng chỉ diễn một - hai show, cát-xê tôi cũng tặng lại không nhận.
- Chị tạo được hiệu ứng thế nào sau khi diễn cho Trần Hùng?
- Với hai bộ trang phục tôi mặc của Trần Hùng hôm đó, một là bộ đầm xuyên thấu trước khi diễn ra show, hai là bộ váy làm vedette, tôi đều nghĩ Elie Saab, Zuhair Murad cũng chỉ đến thế này thôi. Các trang phục của Trần Hùng đều rất đẹp, tinh xảo và với mức giá 3.000 - 5.000 USD là rất hợp lý.siêu cấp Dù nhà thiết kế không cần, tôi tự thấy mình có trách nhiệm cần lan tỏa những thiết kế đó đến bạn bè, tệp khách hàng tôi đang có. Bất cứ ai nhắn tin hỏi, tôi đều quảng bá nhiệt tình. Tôi thấy tự hào vì mang đến sự tự tin, giúp trang phục hôm đó được nhiều khách mời nán lại rất lâu để quay chụp từng chi tiết, đồng thời chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
- Ngoài diễn show Trần Hùng, chị còn tham gia các hoạt động gì trong lần sang London này?
- Tôi đã chuẩn bị trang phục để đến tham dự show diễn của 3-4 nhà mốt mình yêu thích, tuy nhiên vì sự kiện diễn ra đúng dịp quốc tang Nữ hoàng nên một số show của Burberry, Raf Simons... phải hủy bỏ. Trong 10 ngày ở London, tôi phải sắp xếp lại lịch trình, chuyển sang các hoạt động gặp gỡ các nhà thiết kế, dự tiệc trà private của một số thương hiệu...
- Làm thế nào để chị trở thành khách mời VIP của các thương hiệu ở tuần lễ thời trang?
- Bản thân tôi là người mua sắm nhiều, thậm chí con số tôi mua từ các hãng còn chưa phản ánh đúng số lượng thực tế vì phần lớn, tôi mua qua reseller để tránh mất thời gian. Với những nhãn hàng đã biết đến mình và gửi lời mời, họ sẽ có thông báo về lịch trình để mình sắp xếp tham dự. Với những thương hiệu tôi muốn đến tham dự, tôi có thể thông qua agency để giới thiệu. Khi hãng tìm hiểu về mình và nhận thấy mức chi tiêu chứng minh mình là khách hàng tiềm năng, họ cũng sẽ gửi lời mời. Tôi nghĩ với từng khách hàng sẽ có mức chi tiêu riêng để trở thành khách mời VIP. Nếu không có hình ảnh hay sức ảnh hưởng, chắc chắn phải tốn nhiều tỷ đồng mỗi năm.
- Chị chuẩn bị trang phục thế nào cho chuyến đi lần này?
- Tôi mang theo hai vali trang phục, trong đó là các trang phục tôi có sẵn trong tủ đồ nhưng còn nguyên mác, mua sẵn liên tục nên vẫn chưa mặc đến. Trước ngày đi, tôi còn phải thi 7 học phần tiến sĩ nên không có thời gian chuẩn bị nhiều, chỉ mang theo khoảng 15 bộ trang phục, trong đó hầu hết là blazer của Balmain, một loạt giày Mach&Mach và hai chiếc túi Hermes Kelly.
Thực ra trong tủ đồ của tôi, trang phục theo style nào cũng có nhưng khi dự sự kiện chuyên môn về thời trang, tôi không muốn mặc khác người hay quái dị để gây sự chú ý mà tôi muốn thể hiện khả năng mix-match. Với những món đồ na ná nhau của cùng một thương hiệu mà mình vẫn có thể biến hóa ra nhiều outfit mang màu sắc, hình ảnh khác nhau. Với tôi giá tiền những món đồ không quan trọng bằng việc mình diện những thiết kế đó thế nào.
Các set đồ hiệu, tôi chỉ dành cho street style và các hoạt động khác. Còn với những fashion show tham gia, tôi chuẩn bị 4 bộ áo dài của NTK Kenny Thái. Khi đến dự show của các thương hiệu, tôi đều có hai yêu cầu, một là ngồi hàng ghế đầu, hai là được mặc đồ của riêng mình chứ không mặc đồ của nhãn. Bản thân là Hoa hậu Áo dài, tôi muốn tôn vinh trang phục truyền thống để bạn bè quốc tế hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, tôi cũng thuyết phục các nhà mốt rằng sự xuất hiện của một bộ trang phục độc đáo sẽ giúp thu hút truyền thông hơn, tức là vừa có lợi cho tôi, vừa có lợi cho họ.
Tôi không tính toán chi phí trang phục vì thật ra dù có đi show hay không, tôi vẫn mua quần áo mới hàng ngày mà. Tôi không có thú vui nào ngoài công việc, học hành nên mua sắm là một cách để mình giải tỏa áp lực.
Hoàng Dung thể hiện những cách phối khác biệt với cùng áo blazer Balmain và giày cao gót Mach&Mach trên phố London.
- Chị thấy tuần lễ thời trang ở nước ngoài và Việt Nam có gì khác biệt?
- Tôi từng dự fashion week ở Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Milan, Paris, London và nhận thấy ở các nước càng có độ phát triển thời trang cao, tính riêng tư của các show diễn càng được bảo đảm. Khách mời dự show ở bốn tuần lễ thời trang lớn nhất thế giới luôn là giới chuyên môn, fashionista, khách hàng VIP của thương hiệu, những người cực kỳ quan tâm đến thời trang và có sức ảnh hưởng nhất định. Vì vậy, số lượng khách mời mỗi show thường rất hạn chế. Khi diễn, đường catwalk của người mẫu và ghế ngồi của khán giả rất gần nhau, mục đích là để khách mời ngắm nhìn trang phục kỹ nhất có thể. Họ cũng không làm trò gây chú ý, không phô diễn hình thể mà đi rất cơ bản, không một động tác thừa.
Ở Việt Nam, tuần lễ thời trang thường được xem như một show giải trí nên tổ chức hoành tráng, sân khấu dàn dựng quy mô trong các nhà thi đấu, sân vận động. BALMAIN Khách mời mỗi show lên tới hàng trăm người, đặc biệt sự xuất hiện của những người nổi tiếng, KOL, hot TikToker luôn được chú trọng vì sẽ giúp show tạo ra tiếng vang, gây chú ý với khán giả và có sức ảnh hưởng trên truyền thông. Tôi nghĩ vì quan điểm thời trang ở mỗi nước khác nhau nên cách tổ chức các show vì vậy mà cũng có sự khác biệt. Mỗi mô hình có những nét hay riêng nhưng nếu so sánh, tôi thấy không khí fashion week ở Việt Nam luôn rầm rộ, sôi động nhất.
【Bài viết liên quan】:duybrandyunby
No comments:
Post a Comment