Thursday, November 24, 2022

Hoa hậu Hoàng Dung: 'Tôi giúp nhà thiết kế bán được cả tỷ đồng khi diễn vedette'

 - Chị có quan điểm thế nào về việc mời hoa hậu, người nổi tiếng làm vedette của các nhà mốt?


- Tôi nhớ Giám đốc Marketing từng tiết lộ tiêu chí của Victoria's Secret khi chọn người mẫu là phải có sức hút về thương mại. Vì vậy không quan trọng việc bạn là hoa hậu, ngươi nổi tiếng hay chỉ là người mẫu ít tên tuổi, quan trọng là khi xuất hiện, bạn phải gây được ấn tượng và giúp nhà mốt bán đắt hàng. BALMAIN siêu cấp Khi Trần Hùng nói chuyện với tôi, bạn ấy nói không cần người nổi tiếng hay hot Tiktoker mà cần những người giúp bạn ấy tiếp cận được tệp khách VIP, thu hút những người cùng tầng lớp mua hàng. Theo tôi, chẳng nhà thiết kế nào làm đồ chỉ để cho vui mà giá trị sau cùng vẫn phải là bán được sản phẩm. Hình ảnh của tôi từ trước đến nay vẫn luôn gắn với những món đồ hiệu như Balmain, Alexander McQueen... nên chắc chắn để khen Trần Hùng như vậy hẳn phải có lý do.

Bản thân tôi khi diễn cho bất cứ nhà thiết kế nào, tôi cũng chú trọng việc phong cách của hai bên phải phù hợp với nhau và tôi có thể mang lại giá trị nhất định cho thương hiệu. Tôi không ủng hộ họ bằng cách mua đồ vì thực ra mua một - hai bộ, nhiều nhất cũng chỉ trăm triệu đồng, không phải là con số lớn. Tôi muốn hướng đến việc sau khi mình mặc xong, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến và giúp nhà thiết kế kiếm được tiền tỷ. Thực tế, có nhà thiết kế bán được mấy chục bộ đồ, giá cả nghìn USD một bộ, sau khi tôi diễn. Vì vậy mỗi năm dù có lời mời, tôi cũng chỉ diễn một - hai show, cát-xê tôi cũng tặng lại không nhận.

- Chị tạo được hiệu ứng thế nào sau khi diễn cho Trần Hùng?

- Với hai bộ trang phục tôi mặc của Trần Hùng hôm đó, một là bộ đầm xuyên thấu trước khi diễn ra show, hai là bộ váy làm vedette, tôi đều nghĩ Elie Saab, Zuhair Murad cũng chỉ đến thế này thôi. Các trang phục của Trần Hùng đều rất đẹp, tinh xảo và với mức giá 3.000 - 5.000 USD là rất hợp lý.siêu cấp Dù nhà thiết kế không cần, tôi tự thấy mình có trách nhiệm cần lan tỏa những thiết kế đó đến bạn bè, tệp khách hàng tôi đang có. Bất cứ ai nhắn tin hỏi, tôi đều quảng bá nhiệt tình. Tôi thấy tự hào vì mang đến sự tự tin, giúp trang phục hôm đó được nhiều khách mời nán lại rất lâu để quay chụp từng chi tiết, đồng thời chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.


- Ngoài diễn show Trần Hùng, chị còn tham gia các hoạt động gì trong lần sang London này?

- Tôi đã chuẩn bị trang phục để đến tham dự show diễn của 3-4 nhà mốt mình yêu thích, tuy nhiên vì sự kiện diễn ra đúng dịp quốc tang Nữ hoàng nên một số show của Burberry, Raf Simons... phải hủy bỏ. Trong 10 ngày ở London, tôi phải sắp xếp lại lịch trình, chuyển sang các hoạt động gặp gỡ các nhà thiết kế, dự tiệc trà private của một số thương hiệu...

- Làm thế nào để chị trở thành khách mời VIP của các thương hiệu ở tuần lễ thời trang?

- Bản thân tôi là người mua sắm nhiều, thậm chí con số tôi mua từ các hãng còn chưa phản ánh đúng số lượng thực tế vì phần lớn, tôi mua qua reseller để tránh mất thời gian. Với những nhãn hàng đã biết đến mình và gửi lời mời, họ sẽ có thông báo về lịch trình để mình sắp xếp tham dự. Với những thương hiệu tôi muốn đến tham dự, tôi có thể thông qua agency để giới thiệu. Khi hãng tìm hiểu về mình và nhận thấy mức chi tiêu chứng minh mình là khách hàng tiềm năng, họ cũng sẽ gửi lời mời. Tôi nghĩ với từng khách hàng sẽ có mức chi tiêu riêng để trở thành khách mời VIP. Nếu không có hình ảnh hay sức ảnh hưởng, chắc chắn phải tốn nhiều tỷ đồng mỗi năm.

- Chị chuẩn bị trang phục thế nào cho chuyến đi lần này?

- Tôi mang theo hai vali trang phục, trong đó là các trang phục tôi có sẵn trong tủ đồ nhưng còn nguyên mác, mua sẵn liên tục nên vẫn chưa mặc đến. Trước ngày đi, tôi còn phải thi 7 học phần tiến sĩ nên không có thời gian chuẩn bị nhiều, chỉ mang theo khoảng 15 bộ trang phục, trong đó hầu hết là blazer của Balmain, một loạt giày Mach&Mach và hai chiếc túi Hermes Kelly.

Thực ra trong tủ đồ của tôi, trang phục theo style nào cũng có nhưng khi dự sự kiện chuyên môn về thời trang, tôi không muốn mặc khác người hay quái dị để gây sự chú ý mà tôi muốn thể hiện khả năng mix-match. Với những món đồ na ná nhau của cùng một thương hiệu mà mình vẫn có thể biến hóa ra nhiều outfit mang màu sắc, hình ảnh khác nhau. Với tôi giá tiền những món đồ không quan trọng bằng việc mình diện những thiết kế đó thế nào.

Các set đồ hiệu, tôi chỉ dành cho street style và các hoạt động khác. Còn với những fashion show tham gia, tôi chuẩn bị 4 bộ áo dài của NTK Kenny Thái. Khi đến dự show của các thương hiệu, tôi đều có hai yêu cầu, một là ngồi hàng ghế đầu, hai là được mặc đồ của riêng mình chứ không mặc đồ của nhãn. Bản thân là Hoa hậu Áo dài, tôi muốn tôn vinh trang phục truyền thống để bạn bè quốc tế hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, tôi cũng thuyết phục các nhà mốt rằng sự xuất hiện của một bộ trang phục độc đáo sẽ giúp thu hút truyền thông hơn, tức là vừa có lợi cho tôi, vừa có lợi cho họ.

Tôi không tính toán chi phí trang phục vì thật ra dù có đi show hay không, tôi vẫn mua quần áo mới hàng ngày mà. Tôi không có thú vui nào ngoài công việc, học hành nên mua sắm là một cách để mình giải tỏa áp lực.








Hoàng Dung thể hiện những cách phối khác biệt với cùng áo blazer Balmain và giày cao gót Mach&Mach trên phố London.

- Chị thấy tuần lễ thời trang ở nước ngoài và Việt Nam có gì khác biệt?

- Tôi từng dự fashion week ở Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Milan, Paris, London và nhận thấy ở các nước càng có độ phát triển thời trang cao, tính riêng tư của các show diễn càng được bảo đảm. Khách mời dự show ở bốn tuần lễ thời trang lớn nhất thế giới luôn là giới chuyên môn, fashionista, khách hàng VIP của thương hiệu, những người cực kỳ quan tâm đến thời trang và có sức ảnh hưởng nhất định. Vì vậy, số lượng khách mời mỗi show thường rất hạn chế. Khi diễn, đường catwalk của người mẫu và ghế ngồi của khán giả rất gần nhau, mục đích là để khách mời ngắm nhìn trang phục kỹ nhất có thể. Họ cũng không làm trò gây chú ý, không phô diễn hình thể mà đi rất cơ bản, không một động tác thừa.

Ở Việt Nam, tuần lễ thời trang thường được xem như một show giải trí nên tổ chức hoành tráng, sân khấu dàn dựng quy mô trong các nhà thi đấu, sân vận động. BALMAIN Khách mời mỗi show lên tới hàng trăm người, đặc biệt sự xuất hiện của những người nổi tiếng, KOL, hot TikToker luôn được chú trọng vì sẽ giúp show tạo ra tiếng vang, gây chú ý với khán giả và có sức ảnh hưởng trên truyền thông. Tôi nghĩ vì quan điểm thời trang ở mỗi nước khác nhau nên cách tổ chức các show vì vậy mà cũng có sự khác biệt. Mỗi mô hình có những nét hay riêng nhưng nếu so sánh, tôi thấy không khí fashion week ở Việt Nam luôn rầm rộ, sôi động nhất.

【Bài viết liên quan】:duybrandyunby

Hoàng Thùy Linh: Cô Mị phủ kín đồ hiệu, vừa Việt vừa Tây

 Cùng với stylist Hoàng Ku, BALMAIN siêu cấp Hoàng Thùy Linh đã lựa chọn những trang phục từ các thương hiệu hàng đầu như Balmain, Salvatore Ferragamo, Zimmermann… cho bộ hình mới.


NTK tiết lộ bí mật phục trang xuất sắc trong "bom tấn thu" Maleficent







Điều đặc biệt là toàn bộ trang phục cho bộ hình này được stylist Hoàng Ku lựa chọn từ “tủ đồ” của các thương hiệu lớn như Balmain, Salvatore Ferragamo, Zimmermann… được phối cùng với những phụ kiện độc đáo, tạo nên những hình ảnh thấm đẫm chất truyền thống của Việt Nam. Hàng hiệu siêu cấp Sự kết hợp hoàn hảo với phụ kiện cảm hứng á đông và hàng hiệu nhuần nhuyễn, như nét chấm phá để giao thoa trong khía cạnh thời trang.






Bộ trang phục trên bìa đĩa là sự kết hợp giữa áo thun Balmain có họa tiết rồng, hổ và hoa cúc cùng với chân váy xếp pli của Salvatore Ferragamo. “Đề bài” mà Hoàng Thùy Linh giao cho stylist Hoàng Ku lần này quả thực là một thách thức không hề đơn giản.

Stylist Hoàng Ku đã bổ sung thêm khuyên tai, kiềng bạc cùng với dây lưng để tạo điểm nhấn đậm chất thuần Việt cho bộ trang phục.

Hình ảnh nàng Mị trong cuốn sách ảnh của album vol.3 “HOÀNG” vừa mơ màng vừa nữ tính.


Mặc dù là một tấm hình chụp cận mặt nhưng stylist cũng muốn Hoàng Thùy Linh phải diện một bộ trang phục hoàn chỉnh từ thương hiệu Zimmermann với những chi tiết “broderie anglaise” cầu kỳ cùng họa tiết hoa nhẹ nhàng.


Thiết kế đầm kiểu cách với những mảng cut-out đặc sắc này thuộc BST Xuân Hè 2019 của Zimmermann. Cũng giống như âm nhạc mà Hoàng Thùy Linh gửi gắm trong album vol.3 “HOÀNG” – vừa hiện đại mà lại hết mực Việt Nam,BALMAIN những hình ảnh quảng bá cho album cũng mang trọn vẹn tinh thần mà cô muốn thể hiện trong lần trở lại này.

【Bài viết liên quan】:duybrandyunby

Tuesday, November 15, 2022

Các nhà mốt xa xỉ có thể làm gì để chống biến đổi khí hậu?

 Burberry mới đây thông báo rằng các mục tiêu khí hậu của họ đã được Sáng kiến Mục tiêu Dựa trên Khoa học (SBTi) chính thức công nhận Net-Zero.Hàng hiệu siêu cấp Burberry cũng là thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên nhận được sự chấp thuận của sáng kiến ​​đối với mục tiêu không phát thải ròng…








SBTi là một trong những tổ chức chủ chốt tập trung vào việc gắn kết hành động bền vững về môi trường của doanh nghiệp với các mục tiêu toàn cầu về giải quyết và hạn chế biến đổi khí hậu. Năm ngoái, tổ chức này đã đưa ra Tiêu chuẩn Net Zero, đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt mà họ sử dụng để đánh giá và chứng nhận các cam kết của công ty nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0.

SBTi cũng thắt chặt các tiêu chí cho các mục tiêu khí hậu đã được phê duyệt, thông báo rằng họ sẽ chỉ chấp nhận các mục tiêu phù hợp với tham vọng ấm lên 1,5 ° C của mình, theo yêu cầu để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Luiz Amaral, Giám đốc điều hành của sáng kiến ​​Mục tiêu dựa trên Khoa học (SBTi), cho biết: “Khoa học khí hậu nói với chúng ta rằng chúng ta cần cắt giảm lượng khí thải nhanh và sâu nếu chúng ta muốn đạt được mức không ròng trên toàn cầu và ngăn chặn những tác động gây hại nhất của biến đổi khí hậu. Các mục tiêu không có phát thải ròng của Burberry phù hợp với mức độ cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu và nêu một ví dụ rõ ràng mà các đồng nghiệp của họ phải noi theo”.

Báo cáo hằng năm của Net-Zero Tracker cho thấy, khoảng một nửa số công ty lớn nhất thế giới trong bảng xếp hạng Forbes 2000 vẫn chưa công bố kế hoạch đưa mức phát thải ròng về 0. Trong số 702 công ty có mục tiêu phát thải ròng bằng 0, có 2/3 công ty không nêu rõ cách thức để đạt được mục tiêu này.

Burberry lần đầu tiên đặt ra các mục tiêu dựa trên khoa học vào năm 2019 và năm ngoái, công ty đã cam kết sẽ vượt qua mức 0 ròng, trở thành doanh nghiệp “khí hậu tích cực” vào năm 2040. Các cam kết về khí hậu ngắn hạn và dài hạn của công ty bao gồm mục tiêu cắt giảm phạm vi tuyệt đối 1 và 2 phát thải KNK 95% vào năm 2023 so với năm cơ sở 2017 và phát thải khí nhà kính trong phạm vi tuyệt đối 3 là 46,2% vào năm 2030, từ mức cơ sở năm 2019.







Về lâu dài, công ty đặt mục tiêu duy trì mức cắt giảm ít nhất 95% khí nhà kính trong phạm vi 1 và 2 từ năm 2023 đến năm 2040 so với năm cơ sở 2017, đồng thời giảm 90% lượng phát thải khí nhà kính tuyệt đối trong phạm vi 3 vào năm 2040 so với năm cơ sở 2019. Phạm vi 1 và 2 bao gồm lượng khí thải do hoạt động của Burberry tạo ra, chẳng hạn như điện và khí đốt trong các cửa hàng, trung tâm sản xuất và văn phòng.giày burberry siêu cấp Phạm vi 3 bao gồm phát thải trong chuỗi cung ứng mở rộng của Burberry, chẳng hạn như việc sử dụng năng lượng của các đối tác sản xuất và tìm nguồn cung ứng nguyên liệu.

"Là một công ty toàn cầu, chúng tôi đoàn kết với nhau bằng niềm đam mê trở thành động lực vì điều tốt đẹp trên thế giới. Bằng cách tăng cường cam kết về tính bền vững, chúng tôi đang tiến xa hơn trong việc giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta cho các thế hệ sau", Giám đốc Tiếp thị của Burberry Marco Gobbetti cho biết.

Burberry đang đưa ra một tuyên bố táo bạo – tờ Vogue nhận định. Nhà mốt này cũng đã tham gia Fashion Avengers, một tập hợp các thương hiệu và tổ chức toàn cầu cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Burberry cũng đã hứa đầu tư vào các chương trình bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và tài trợ cho các sáng kiến ​​giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với thực tế khí hậu thay đổi.

Caroline Laurie, Phó Chủ tịch Phụ trách Doanh nghiệp cho biết: “Gốc rễ các cam kết trong lĩnh vực khoa học luôn là ưu tiên hàng đầu tại Burberry, vì vậy chúng tôi có thể đảm bảo các bước hãng đang thực hiện sẽ có tác động cần thiết và mang lại sự thay đổi lâu dài. Chúng tôi nỗ lực thúc đẩy đo lường, cải tiến, và minh bạch trong các hoạt động của mình và cam kết tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp đối tác của mình để đẩy nhanh việc áp dụng các phương pháp bền vững hơn. Chúng tôi hy vọng điều này khuyến khích những doanh nghiệp khác cũng làm như vậy”.






Burberry lần đầu tiên đặt ra các mục tiêu dựa trên khoa học vào năm 2019.
Theo báo cáo của Business of Fashion, mặc dù ước tính về mức độ đóng góp của thời trang đối với cuộc khủng hoảng khí hậu là khác nhau, cơ quan ngành Thời trang Toàn cầu (GFA)và công ty tư vấn McKinsey & Company đã phân loại nó đóng góp khoảng 4% tổng lượng khí thải toàn cầu. Phân tích cho thấy chỉ riêng sản xuất nguyên liệu thô đã chiếm 38% tổng lượng khí thải của ngành công nghiệp thời trang. Vào năm 2018, con số đó tương đương với khoảng 800 triệu tấn carbon dioxide.

Vì vậy, thời trang đang tham gia cùng nhiều ngành công nghiệp khác để nỗ lực mang đến sự bền vững cho toàn cầu, chạy đua đến các mục tiêu giảm khí thải nhà kính trong thập kỷ hiện tại và xử lý những hệ quả của quá trình sản xuất như chất thải, BURBERRY nguồn nước cũng như những tác động tiêu cực về mặt xã hội khi truy xuất nguồn gốc kém.

【Bài viết liên quan】:duybrand.com Hàng hiệu siêu cấp Fendi lịch thiệp sang trọng

BURBERRY NGƯNG SỬ DỤNG DA THUỘC EXOTIC LÀM TÚI XÁCH, PHỤ KIỆN

 Sau khi chấm dứt sử dụng lông thú vào năm 2018, siêu cấp Burberry cũng chính thức ngừng các sản phẩm làm từ da thuộc exotic từ 2022








Da thuộc exotic là tất cả những loại da không được thu hoạch từ nguồn gia cầm, bao gồm nhưng không giới hạn trong phạm vi da rắn, da cá sấu, da kỳ đà… Nếu như Hermès và Louis Vuitton đang tăng cường xây dựng chuỗi cung ứng cho các loại da thuộc này, thì Burberry tuyên bố sẽ ngừng sản xuất phụ kiện sử dụng chúng. Đây là quyết định được tuyên bố tại cuộc họp báo cáo kết quả tài chính của năm 2021 của hãng thời trang Anh Quốc.

Kết quả tài chính năm 2022 của Burberry
Năm 2021 là một năm phát triển vượt bậc của Burberry. Doanh số tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020, và lợi nhuận tăng đến 38%.

Cho năm 2022, Burberry tương đối thận trọng. Thị trường Trung Quốc không mấy khả quan – tình trạng giới nghiêm kéo dài bắt đầu từ tháng Ba đã khiến doanh thu sụt giảm 13% trong quý đầu năm. “Chúng tôi cho rằng tình hình sẽ trở nên khả quan sau khi lệnh giới nghiêm được gỡ bỏ”, theo thông cáo báo chí chính thức từ Burberry. “Các ước tính về tình hình kinh doanh phụ thuộc sự hồi phục của sức mua sắm tại Trung Quốc”.

Cuộc họp báo cáo kết quả tài chính này là cơ hội “ra mắt” quan trọng của ông Jonathan Akeroyd, tân tổng giám đốc điều hành Burberry. Cựu CEO Marco Gobbetti đã từ giã Burberry để đến với Salvatore Ferragamo từ đầu năm 2022.burberry siêu cấp Nhiều người nóng lòng muốn biết tân CEO sẽ có những chính sách nào để giúp thương hiệu nước Anh tăng trưởng.

Ông Jonathan Akeroyd cho biết mình thấy cơ hội phát triển ở mảng sản phẩm “made in England”, ví dụ như các dòng áo khoác trench được may thủ công tại nhà máy ở Leeds, Anh Quốc. “Chúng tôi là một thương hiệu 166 năm tuổi và lịch sử này sẽ tiếp tục được khai thác”, ông nói. “Ví dụ, bộ sưu tập gần đây nhất phản ánh rõ nét văn hóa Anh Quốc”.

Da thuộc exotic, “lông thú” của ngành công nghiệp thuộc da








Tuy nhiên, trong tầm nhìn cho tương lai của Burberry không có da thuộc exotic.

Bắt đầu từ năm nay, hãng thời trang Anh Quốc sẽ ngừng sử dụng các loại da thuộc exotic. Đây là thành quả của 7 năm vận động từ PETA, hiệp hội vì quyền động vật.

Hiệp hội này đã trở thành một cổ đông lớn của Burberry trong giai đoạn 2 năm đại dịch. Từ trước đấy, PETA đã nhiều lần gây sức ép với Burberry trong việc chấm dứt sử dụng các nguyên vật liệu nguồn gốc động vật trong chế tác thời trang. Vấn đề này một lần nữa được đại diện PETA nêu lên trong cuộc họp cổ đông năm ngoái.

Như vậy, Burberry theo chân các thương hiệu lớn như Calvin Klein, Chanel, Victoria Beckham, Jil Sander, Mulberry và Vivienne Westwood trong việc ngừng sử dụng da thuộc exotic.







Đối với người hoạt động vì quyền động vật, lông thú và da thuộc exotic đều bị xem là nguyên liệu phù phiếm không cần thiết trong chế tác thời trang. Da thuộc từ bò,BURBERRY bê và heo được đánh giá là phụ phẩm (bi-product) của ngành chăn nuôi công nghiệp lấy thịt, do đó không tạo cảm giác phí phạm như ngành chăn nuôi động vật lấy da thuộc exotic.

【Bài viết liên quan】:duybrand.com Hàng hiệu siêu cấp Fendi lịch thiệp sang trọng

Chiếc túi được bàn tán nhất MXH gần đây: Thiều Bảo Trâm, Châu Bùi, Amee ai diện đẹp nhất

  Sau khi được Thiều Bảo Trâm đăng tải lên MXH, chiếc túi này lập tức trở thành tâm điểm, được bàn tán xôn xao. Hôm 8/11, Thiều Bảo Trâm đượ...